Kinh Thánh : Galati 2:5b, 14a, 16, 19, 20a; 3:11, 23-25; 4:2; 6:15
Trong Galati 2:5 và 14 Phao lô đề cập đến lẽ thật Phúc âm. Từ lẽ thật ở đây không có nghĩa là giáo lí hay sự dạy dỗ của phúc âm, mà chỉ về thực tại của phúc âm. Dầu chỉ là một sách ngắn, nhưng Galati đem lại cho chúng ta một khải thị tron vẹn về thực tại của phúc âm. Tuy nhiên ở đây không mang đến chi tiết, nhưng đem đến một số nguyên tắc cơ bản. Vì vậy chúng ta chỉ bàn đến những nguyên tắc cơ bản ấy.
I- Cơ Đốc Nhân Không Được Xưng Công Chính Bởi Kinh Luật.
Khía canh đầu tiên của phúc âm là con người sa ngã không thể được xưng công chính bởi công việc của kinh luật. Trong 2:16, Phaolo nói: “ Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng nghĩa(xưng công chính) chẳng bởi công việc của kinh luật đâu”. Và ở cuối câu ông nói: “Bởi chưng chẳng có xác thịt nào của xác thịt mà được xưng nghĩa cả”. Từ “xác thịt”trong 2:16 có nghĩa là con người sa ngã đã trở nên “xác thịt” (sáng 6:3). Hơn nữa trong 3:11 Phao-lô nói tiếp: “Vả, chẳng hề có ai cậy kinh luật mà được xưng công nghĩa trước mặt Đức Chúa Trời, điều đó là rõ ràng lắm”. Tóm lại qua những câu Kinh Thánh này chúng ta biết con người được cứu không thể nhờ làm theo kinh luật.Ngày nay một số GHCĐ nhấn manh đến việc giữ ngày sabat cách nghiêm nhặt, việc dâng hiến 1/10. Tuy nhiên họ quên rằng vì cố giữ những luật này mà họ mắc nợ các điều răn khác. Tân ước nói ;nếu giữ tất cả mọi điều răn ngoại trừ một điều thì cũng vi phạm toàn bộ Kinh Luật (Gia 2:10). Rô ma chương 7 chứng minh chúng ta không thể nào giữ được các điều răn. Trong câu 7 Sứ đồ Phao Lô nói đến điều răn về sự ham muốn: “Vì nếu Kinh Luật không nói:’ngươi chớ tham dục (ham muốn)’, thì tôi không biết sự tham dục là gì”. Sau đó trong cau 8 ông nói tiếp:” Song tội lỗi đã nhân dịp bởi điều răn mà gây nên đủ thứ tham dục trong tôi”. Càng cố gắng giữ điều răn này, Phao Lô càng thất bại. Điều này cho thấy loài người sa ngã không thể giữ hết được các điều răn của Đức Chúa Trời. Thật buồn cười khi khi trở về cố gắng giữ Kinh Luật! Đơn giản là chúng ta không có khả năng giữ Kinh Luật. Trong Roma 7:14 Sứ đồ Phao Lô Kinh Luật là thuộc Linh còn chúng ta là xác thịt bị bán cho tội. Vì vậy, không xác thịt nào được xưng công chính nhờ công việc của Kinh Luật
II- Nhiệm Vụ Của Kinh Luật Là Để Canh Giữ Tuyển Dân Của Đức Chúa Trời Cho Đến Khi Đấng Christ Đến.Vì biết rằng loài người sa ngã không thể giữ Kinh Luật, nên chúng ta có thể hỏi vậy tại sao Kinh Luật lại được ban cho? Đức Chúa Trời không có ý định ban Kinh Luật để con người tuân giữ. Khi Đức Chúa Trời ban Kinh Luật, Ngài biết loài người không thể tuân giữ Kinh Luật. Nếu Đức Chúa Trời muốn con người tuân giữ Kinh Luật thì tại sao sau khi tạo dựng Adam, Ngài không ban Kinh Luật . Mục đích Ngài ban Kinh Luật là dung Kinh Luật như người canh giữ dân Ngài cho đến khi Đấng Christ đến (3:23-24 ;4:2). Đức Chúa Trời có ý định dùng cái chuồng để nhốt chiên Ngài.
Có lẽ anh em thắc mắc tại sao Đấng Christ lại không đến sớm hơn. Tại sao Ngài không đến vào thời Moise? Nếu Đấng Christ đến lúc đó thì không cần có Kinh Luật. Tại sao Ngài không đến trước khi Kinh Luật được ban bố? Sứ đồ Phao Lô đã trả lời trong Roma 3:19-20: “ Vả, chúng ta biết rằng điều gì Kinh Luật nói là nói cho kẻ ở dưới Kinh Luật, hầu cho mọi miệng phải ngậm lại, và cả thế gian đều phải phục dưới sự xét đoán của Đức Chúa Trời. Bởi chưng, chẳng có xác thịt nào nhờ công việc Kinh Luật mà được xưng nghĩa (hay xưng công chính) trước mặt Ngài, vì do Kinh Luật mà ngưới ta biết tội”.
Trong Galati 3:19 Sứ đồ Phao Lô hỏi : “Vậy thì Kinh Luật để làm chi?”Cũng trong câu này ông trả lời câu hỏi của mình: “Kinh Luật đã đặt thêm vì có sự quá phạm”. Kinh Luật được ban cho để phơi bày con người là gì và tình trang hiện tại của họ ra sao. Cách tốt nhất để con người nhìn thấy tình trạng tội lỗi của họ qua ánh sáng ra từ thuộc tính của Đức Chúa Trời. Mười điều răn được viết ra chính yếu bao gồm bốn thuộc tính Thần thượng:Thánh khiết, công chính, sự sáng và tình yêu. Đức Chúa Trời là Thánh khiết và công chính nhưng cũng là ánh sang và tình yêu. Vì lí do này, Kinh Luật trở nên chứng cớ của Đức Chúa Trời. Nói cách khác Mười điều răn làm chứng rằng Đức Chúa Trời công chính và Thánh khiết, Ngài cũng là sự sang và tình yêu. Đức Chúa Trời dùng chứng cớ này để phơi bày con người. Khi con người đứng trước chứng cớ này tình trạng tội lỗi của họ được phơi bày. Bây giờ chúng ta xem khi Kinh Luật được ban ra, con cái Isorael hứa vâng giữ các điều răn của Ngài (Xuất 19:8). Trước khi con cái Isorael đáp ứng chúng ta thấy bầu không khí xung quanh núi Sinai không? (có v3) đe dọa. Nhưng khi họ tuyên bố mình sẽ vâng giữ các điều răn của Đức Chúa Trời, thì bầu không khí thay đổi và trở nên khủng khiếp. Sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời bày tỏ ra và con người không được phép đến gần hơn. Sợ hãi trước sự Thánh khiết của Đức Chúa Trời phát lộ, dân chúng xin Moise thay mặt họ đến gần Đức Chúa Trời. Điều này cho thấy chức năng của Kinh Luật là phơi bày con người sa ngã.
Khi Kinh Luật thực hiện chức năng phơi bày con người, nó cũng gìn giữ họ. Do đó Đức Chúa Trời dùng Kinh Luật để làm người canh giữ, gìn giữ dân Ngài, cũng như cái chuồng giữ bầy chiên vào mùa đông hay dông bão. Thời đại trước khi Đấng Christ đến được ví như mùa đông, vì vậy Đức Chúa Trời dùng Kinh Luật như cái chuồng để canh giữ dân Ngài. Trong tình trang thiếu hiểu biết, người Do thái cho rằng Kinh Luật ban ra là để họ vâng giữ. Họ không biết Kinh Luật ban ra là để tam canh giữ dân Ngài. Sứ đồ Phao Lô đã làm sang tỏ vấn đề này trong Galati 3:23: “Vả, trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị canh giữ dưới Kinh Luật, nhốt lại cho đến khi đức tin phải hiển hiện”. Câu 24 ông tiếp: “Dường ấy, Kinh Luật là giáo sư của chúng ta để dẫn chúng ta đến Christ, hầu cho chúng ta đước xưng nghĩa bởi đức tin”. Qua những câu Kinh Thánh này Sứ đồ Phao Lô muốn chúng ta hiểu rõ chức năng của Kinh Luật là người canh giữ. Khi phơi bày sự vi phạm của con người, Kinh Luật canh giữ dân của Đức Chúa Trời cho đến khi Đấng Christ đến.
Bây giờ Đấng Christ đã đến, nên Kinh Luật chấm dứt (tham khảo Mat 5:18 và Gi 19:30). Nhưng những người Do Thái khờ dại muốn trở lại với Kinh Luật và cố gắng tuân giữ. Họ không hề biết chức năng của Kinh Luật có tính cách thời đại, khi chức năng này hoàn thành thì Kinh Luật không cần phải lưu lại nữa.
III- Kinh Luật Chấm Dứt Sau Khi Đấng Christ Đến
Sứ đồ Phao Lô tiếp tục giải thích trong Galati 3:25 “Nhưng nay đức tin đã đến, chúng ta không còn ở dưới giáo sư ấy nữa”. Vì Đấng Christ đã đến, Kinh Luật phải chấm dứt. Bây giờ Đấng Christ đến, mục đích của Đức Chúa Trời trong việc ban Kinh Luật đã hoàn thành. Kinh Luật đã giao dân của Đức Chúa Trời cho Đấng Christ, Giựt lấy người ta khỏi Đấng Christ dẫn họ trở về với Kinh Luật là nổi loạn chống lại mục đích của Đức Chúa Trời. Ngày nay nhiều người xưng là “Đầy tớ Chúa” cũng như nhiều Giáo Hội Cơ Đốc vẫn bám lấy Kinh Luật và dùng nó để dạy dỗ con cái Chúa ( Ăn gì, dâng phần mười…vv).
IV- Trong Gia Tể Tân Ước Của Đức Chúa Trời
“Từ ngữ “gia-tể”, được dùng trong tựa đề này, xem ra có phần xa lạ đối với độc giả. Thật ra, từ ngữ “gia tể của Đức Chúa Trời” được trích từ thư 1 Ti-mô-thê 1:4 như đã được chép trong nguyên ngữ Hy-lạp. Chữ “gia tể” là từ chữ Hy-lạp “oikonomia” mà ra. Ý nghĩa chính của từ ngữ này là sự quản trị có tính cách gia đình, sự quản lý thuộc gia đình, sự xếp đặt và phân phát hay sự ban phát (về tài sản, của cải hay về công việc kinh doanh v.v…) Từ ngữ này được dùng với ý định nhấn mạnh đến trọng tâm của một kế hoạch thần thượng của Đức Chúa Trời, ấy là để phân phát hay ban phát chính mình Ngài vào trong con người”.
1- Con Người Được Xưng Công Chính Bởi Đức Tin Nơi Đấng Christ.
Trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, chúng ta không phải giữ Kinh Luật. Trái lại, chúng ta được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ (Ga2:16). Có lẽ chúng ta quá quen thuộc với cụm từ “được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ” đến nỗi mặc nhiên chấp nhận cụm từ này. Nhưng đức tin nơi Đấng Christ nghĩa là gì? và được xưng Công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ có nghĩa là gì? Đức tin nơi Đấng Christ chỉ về sự liên hiệp hữu cơ qua việc tin. Rao giảng Phúc Âm đúng đắn không phải là rao giảng giáo lý, mà là rao giảng thân vị của Con Đức Chúa Trời (Ga 1:15,16). Con Đức Chúa Trời là hiện thân của Cha và được thực tại hóa là Linh. Rao giảng Phúc Âm là rao giảng Thân Vị này. Dù đề tài sứ điệp là gì chăng nữa nhưng chúng ta cần giúp người nghe có ấn tượng về Thân vị sống của Con Đức Chúa Trời.
Đức tin nơi Đấng Christ mà nhờ đó tín đồ được xưng công chính, có liên quan đến việc họ đánh giá cao Thân vị sống của Con Đức Chúa Trời. Chẳng hạn một nhân viên bán hàng giới thiệu về đá quí cách khéo léo, họ càng nói thì người nghe càng cảm thấy sự quí giá của loại đá đó. Khi rao giảng Phúc Âm cũng vậy, chúng ta cần giúp cho người nghe hiểu sự quí báu của Đấng Christ là hơn hẳn mọi vật quí, nếu ai có Đấng Christ là có tất cả mọi sự vì “Ngài là mọi sự trong mọi loài”. Chúng ta càng mô tả Ngài, càng nói về Ngài cách quí báu thì điều gì đó được truyền vào trong bản thể người nghe. Sự truyền dẫn này sẽ trở nên đức tin của họ, và đức tin này sẽ làm cho họ đáp ứng với lời rao giảng của chúng ta. Bằng cách đó, họ sẽ đánh giá cao Thân vị mà chúng ta trình bày. Việc đánh giá cao như vậy là đức tin của họ nơi Đấng Christ. Do sự đánh giá cao Chúa Giê-Xu, nên họ sẽ muốn sở hữu Ngài. Đức tin là Đấng Christ được rao giảng vào trong chúng ta để trở nên khả năng tin của chúng ta do chúng ta đánh giá cao về Ngài.
Chúng ta có thể chưng dẫn Hê 11:1 về đức tin, nhưng đây chỉ là vấn đề giáo lý. Định nghĩa về đức tin theo kinh nghiệm thực sự là: đức tin là tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền vào cho chúng ta. Nhờ sự truyền dẫn ấy, tự phát chúng ta có đức tin nơi Chúa Giê-Xu. Định nghĩa này về đức tin phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Dạy dỗ giáo lý sẽ không mang lại ấn tượng về Thân Vị sống của Con Đức Chúa Trời. Nhưng khi tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền dẫn vào người nghe qua việc rao giảng Phúc Âm, tự phát người nghe quí mến Chúa Giê-Xu và tin Ngài. Khi một người nói: “Chúa Giê-Xu ơi con yêu Ngài, con quí trọng Ngài”, thì đó là ý nghĩa của việc có đức tin nơi Đấng Christ.
Đức tin này tạo nên sự liên hiệp hữu cơ trong đó chúng ta và Đấng Christ là một. Vì vậy, cụm từ: “nhờ đức tin đến (trong) Christ thật ra chỉ về sự liên hiệp hữu cơ được hoàn thành bởi tin Đấng Christ. Từ đến (trong) Đấng Christ chỉ về sự liên hiệp hữu cơ này. Trước khi tin Đấng Christ có một sự phân cách lớn giữa chúng ta và Ngài; chúng ta là chúng ta và Đấng Christ là Đấng Christ. Nhưng bởi tin, chúng ta được liên hiệp với Ngài và trở nên một với Ngài. Bây giờ, chúng ta ở trong Đấng Christ và Đấng Christ ở trong chúng ta. Đó là sự liên hiệp hữu cơ, liên hiệp trong sự sống. Sự liên hiệp này được minh họa như việc tháp ghép một nhánh cây vào một thân cây khác. Bởi đức tin nơi Đấng Christ chúng ta được ghép vào Ngài. Qua quá trình tháp ghép thuộc linh này hai cuộc sống được tháp lại và trở nên một. Nhiều Cơ Đốc Nhân hiểu biết nông cạn về sự xưng công chính bởi đức tin. Làm thế nào Đấng Christ trở nên sự công chính của chúng ta nếu chúng ta không liên hiệp với Ngài một cách hữu cơ? Nhờ sự liên hiệp hữu cơ với ĐẤNG CHRIST mà Đức Chúa Trời kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Vì chúng ta và Đấng Christ là một, nên bất cứ điều gì thuộc về Đấng Christ là thuộc về chúng ta. Đó là cơ sở mà Đức Chúa Trời kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Vấn đề hôn nhân có thể minh họa vấn đề này, mặc dù chưa đầy đủ; Giả sử một người nữ nghèo nàn kết hiệp với một người nam giàu có trong hôn nhân. Qua việc kết hợp đó cô được hưởng tài sản của chồng mình. Cũng một lẽ đó qua sự kết hiệp với Đấng Christ chúng ta được thừa hưởng tất cả những gì Đấng Christ là và có. Ngay khi sự liên hiệp này xảy ra, theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ trở nên chúng ta và chúng ta được trở nên một với Ngài. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới được xưng công chính trước mặt Đức Chúa Trời.
Như đã nêu trên, để được xưng công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta cần phải tin Chúa Giê-Xu xuất phát từ việc đánh cao tính chất quí báu của Ngài. Khi tính chất quí báu của Đấng Christ được truyền vào chúng ta qua sự rao giảng Phúc Âm, tự phát chúng ta đánh giá cao Chúa và kêu cầu Ngài. Đó là đức tin thật. Khi tin như vậy, chúng ta và Đấng Christ trở nên một. Vì vậy, Đức Chúa Trời phải kể Đấng Christ là sự công chính của chúng ta. Tóm lại, xưng công chính bởi đức tin không chỉ là vấn đề địa vị, và còn là vấn đề hữu cơ, vấn đề trong sự sống. Sự liên hiệp hữu cơ với Đấng Christ tự phát được hoàn thành bởi đức tin sống động được sản sinh do chúng ta đánh giá cao về Ngài. Đó là dược xưng công chính bởi đức tin nơi Đấng Christ.
2 – Con Người Có Sự Sống Và Sống Bởi Đức Tin
Trong gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời, con người cũng có sự sống bởi đức tin và sống bởi đức tin. Trong Ga 3:11 Sứ đồ Phao Lô nói: “người công nghĩa (công chính) sẽ sống bởi đức tin”. Từ “sống” ở đây ngụ ý có sự sống. Do sự liên hiệp hữu cơ chúng ta có sự sống trong mình. Hơn nữa chúng ta sống bởi đức tin, mà đức tin ấy là việc chúng ta đánh giá cao về sự quí báu của Chúa Giê-Xu. Không những chúng ta có sự sống mà còn sống bởi sự sống. (Tham khảo Ga 2:20).
3 – Con Người Chết Với Kinh Luật Để Có Thể Sống Với Đức Chúa Trời
Trong Galai 2:19, Sứ đồ Phao Lô nói: “Vì bởi Kinh Luật tôi đã chết đối với Kinh Luật, để tôi được sống đối với Đức Chúa Trời”. Rất khó giải thích theo giáo lý ý nghĩa của việc chúng ta chết đối với Kinh Luật để có thể sống cho Đức Chúa Trời. Hữu ích nhất là xem xét điều này trong ánh sáng của kinh nghiệm chúng ta. Kinh nghiệm Cơ Đốc chứng minh rằng ngay khi sự liên hiệp hữu cơ của chúng ta với Đấng Christ xảy ra, chúng ta cảm nhận mình chết với thế gian, tội, bản ngã và tất cả những ràng buộc của Kinh Luật. Đồng thời chúng ta cũng nhận biết sự sống động đối với Đức Chúa Trời. Có lẽ khi mới nhận biết điều này, chúng ta không có kiến thức hay từ ngữ chuyên môn để giải thích. Có lẽ anh chị em nói: “Chúa Giê-Xu ơi, từ nay con không quan tâm đến điều gì khác hơn Ngài, con chỉ quan tâm đến Ngài”. Đó chính là chết đối với mọi sự để sống cho Đức Chúa Trời.
4 – Con Người Có Đấng Christ Sống Bên Trong
Là những người chết đối với Kinh Luật và sống cho Đức Chúa Trời, chúng ta có Đấng Christ sống bên trong. Trong Ga 2:20, Sứ đồ Phao Lô nói: “Tôi đã bị đóng đinh với Christ trên thập tự giá, dầu vậy tôi sống, nhưng không phải là tôi sống nữa, bèn là Christ sống trong tôi”. Đó chính là khía cạnh cơ bản của lẽ thật Phúc Âm.
5 – Con Người Trở Nên Một Sáng Tạo Mới
Một khí cạnh khác của lẽ thật Phúc Âm là trong Đấng Christ, con người là một sáng tạo mới. Galati 6:15 chép: “Vì chịu cắt bì hay không chịu cắt bì cũng chẳng quan hệ gì, quan hệ là người được dựng nên mới (sáng tạo mới). Sáng tạo mới này là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người. Sáng tạo mới này xảy ra khi Đức Chúa Trời Tam- nhất trong Đấng Christ được đem vào trong bản thể của chúng ta qua Linh (Thánh Linh). Đó là sự hòa quyện của Thần tính với nhân tính. Sống trong sáng tạo mới như vậy vượt xa việc giữ Kinh Luật. Khi tín đồ Galati trở về với Kinh Luật là khờ dại biết bao! Họ nên ở lại trong Đấng Christ bởi đức tin. Trong sự liên hiệp với Đấng Christ như vậy, Đấng Christ sống trong chúng ta và chúng ta trở nên một sáng tạo mới. Mặc dầu vẫn là tạo vật của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta được hòa quyện với Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa. Vì là một với Đấng Tạo Hóa nên sự sống của Ngài trở nên sự sống của chúng ta, và đời sống của chúng ta trở nên đời sống của Ngài. Sự hòa quyện này sinh ra một sáng tạo mới. Điều này không được hoàn thành bởi công việc của Kinh Luật, nhưng bởi đức tin nơi Đấng Christ.
Trên đây là những khía cạnh quan trọng của lẽ thật Phúc Âm mà Đức Chúa Trời đã mạc khải cho Sứ đồ Phao Lô. Khi nghiên cứu về các thư tín của ông, chúng ta thấy Đức Chúa Trời bày tỏ sự mầu nhiệm của Ngài qua mỗi thời đại khác nhau, để qua đó con người có thể hiểu biết, để sống đúng theo mục đích của Ngài. (Trong thời đại bốn sách Phúc Âm ghi chép là thời đại Con Đức Chúa Trời trở nên Con người và sống trong xác thịt. Thời đại các thư tín là thời đại Con Đức Chúa Trời trở nên “Linh ban sự sống”. ICor 15:45).
Nguồn: Tim Huynh
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét